Hiển thị các bài đăng có nhãn quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quản lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Cần biết gì khi đầu tư kinh doanh khách sạn

Bạn khởi nghiệp với một quán cà phê nhỏ bạn đã thấy mỏi mệt, với hàng núi các công việc phải giải quyết. Bạn khởi nghiệp với một khách sạn còn phức tạp hơn nhiều. Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào để công cuộc kinh doanh hiệu quả? Chúng tôi sẽ cho bạn vài lời khuyên, có thể sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều.



Tiền. Tất nhiên. Nhưng thật không may, quá nhiều khách sạn đang được “bắt đầu” bởi những người hoàn toàn không hiểu rằng thực tế họ cần làm nhiều thứ hơn việc chỉ đơn giản là chi tiền. Thậm chí còn không may hơn là hầu hết những trường hợp như vậy đều khiến cho khách sạn của họ kết thúc trong thất vọng.
Bạn có vốn, hoặc tiếp cận được tới nguồn vốn (mặc dù là có giới hạn), và tài chính không phải là vấn đề với bạn.
Bạn có kinh nghiệm quản lý khách sạn.
Bạn nhạy cảm khi nói đến kinh doanh, bạn không mong làm giàu nhanh chóng, bạn làm một công việc lâu dài, và mong đợi về cuộc sống của bạn nói chung là khá thực tế.
Bạn là một người nghiêm túc, đáng tôn trọng và đang mong muốn một công việc làm ăn cũng đáng tôn trọng và khiến bạn có thể tự hào; bạn không phải là người muốn một công việc kinh doanh chóng vánh, những người chỉ muốn công việc có thể bắt đầu ngay vào năm tới, rồi hy vọng có thể bán được nó vào năm sau để nahnh chóng kiếm được lợi nhuận hoặc những người muốn chỉ là cố gắng để kiếm được 5$ từ 3,98 $ đầu tư ban đầu cho đến khi có người hỏi mua nó.
Bạn băn khoăn làm thế nào để ‘bắt đầu’ một khách sạn. . . có nghĩa là bạn đang dự tính xây dựng một khách sạn hoàn toàn mới chứ không phải chỉ phát triển từ một khách sạn có sẵn. Bạn cần suy nghĩ một cách cẩn thận. Nếu đây là lần đầu tiên của bạn, bạn chẳng có chút kinh nghiệm xây dựng, kinh nghiệm phát triển bất động sản, các lộ trình thu mua…nào, hay ít nhất là lúc bắt đầu.
Đề xuất của Forbes
Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm địa điểm cho khách sạn của bạn. Hãy tìm hiểu về các đường phố, đường, phân vùng, số lượng giao thông, vv Trước tiên, chúng tôi muốn chắc chắn rằng bạn đang ở trong một thành thị. Nhưng thậm chí trước khi đảm bảo điều đó, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã có một định hướng về kiểu khách sạn phù hợp trogn suy nghĩ của mình.
Nếu bạn đang dự tính xây dựng một khách sạn nhỏ và kinh tế, với nhiều tiện nghi đơn giản (ví dụ, giống như Super 8 Motel) – Lời khuyên tốt nhất của tôi là không nên làm như vậy. Sẽ rất khó để một khách sạn mới bước lại trên con đường cũ của một hãng khách sạn lớn đã có chi nhánh ở khắp nơi. Bạn có thể để giá phòng của bạn ở mức sáu mươi lăm đô la một đêm, nhưng cũng ở mức giá đó đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ sử dụng những thứ cũ hơn, mòn hơn, những thứ mà họ không phải đầu tư nhiều và thậm chí họ luôn luôn có thể giảm giá thấp hơn bạn khoảng 10$ bất cứ lúc nào.
Nếu bạn đang dự tính xây một khách sạn cao cấp hơn, với dịch vụ ăn uống, thì bạn chỉ nên làm điều này  trừ khi bạn có kinh nghiệm tự quản lý nhà hàng và có thể thị trường và mua được một nhà hàng địa phương đã thành công từ đầu. Một lần nữa tôi khuyên bạn không nên làm như vậy. Bạn có thể có được một người quản lý nhà hàng tốt có thể giữ cho chi phí thực phẩm và nhân viên của bạn được giảm thiểu, nhưng tối thiểu nhất bạn cũng phải có được một khoản phí đủ để đáp ứng bất cứ việc nào mà người đó cần hoặc trừ khi chúng ta có thể tìm được cách để hàng ngày đều có khách hàng đến nhà hàng trong khách sạn của bạn (không giả định rằng tất cả các khách hàng của khách sạn sẽ ăn ở đó), hoặc tìm được cách để làm cho nơi tổ chức các buổi họp và buổi tiệc của khách sạn luôn bận rộn, hay làm cho nhà hàng của khách sạn của bạn trở thành địa điểm ăn uống ưa thích của những người dân nơi mà khách sạn của bạn mở ra. Nếu không lượng thức ăn và nước uống đó sẽ trở thành con quái vật nuốt chửng tất cả lợi nhuận phòng mà khách sạn của bạn kiếm được. Drury Inns không còn hoạt động khách sạn có nhà hàng, bởi chính xác lý do đó: thiệt hại về nhà hàng trong khách sạn đầu tiên của họ, Holiday Inn, đã nuốt hết lợi nhuận từ việc cho thuê phòng của họ.

Vì vậy, chúng ta nên sử dụng hình mẫu của các khách sạn như Hampton Inn, Holiday Inn Express, Courtyard by Marriott và Fairfield by Marriott. (Ít nhất, khi bạn bắt đầu. Nhưng bạn sẽ thấy, nó có thể thay đổi. Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta cần một lý do trước khi chọn lựa bất cứ loại hình khách sạn nào)
Nếu những khách sạn mà bạn chọn trong thành phố không phục vụ dưới mức giá 110$ một đêm cho chất lượng phục vụ tốt nhất (tại Fairfield mức giá có thấp hơn một chút, còn ở Courtyard lại cao hơn một chút), thì tại sao bạn vẫn muốn ở lại thành phố đó chứ? Nghiêm túc đấy?
Bạn có thể có một lý do chủ quan, cảm xúc, hoặc một lý do cá nhân khi muốn được trong một nơi như vậy (ví dụ, đó là quê hương của bạn, và bạn muốn có một khách sạn đẹp ở đó, bạn có những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời ở đó, đó là nơi bạn muốn nghỉ hưu, hoặc tất cả những khách sạn bạn tững thấy đều thật tồi tệ và bất cứ ai có, dù chỉ là một nửa đầu óc thôi cũng có thể làm tốt hơn thế vv). Không có gì sai với điều đó, và nếu bạn sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, không sao – nhưng hãy biết rằng đó là lựa chọn của bạn. Bạn có thể có thể làm tốt hơn.
Tại sao ư? Hampton, Holiday Inn Express, Fairfield, và Courtyard là khác sạn nhượng quyền thương mại rất phù hợp với các tiêu chuẩn điều hành rất nghiêm ngặt.
Chúng tôi gọi đó là những khách sạn hạng gitrong thị trường bất động sản. Điều này có nghĩa là nwhxng khách sạn đó là “những khách sạn tốt”. Bạn chắc chắn không muốn có sự sai lệch nào giữa kiểu khách sạn bạn muốn xây dựng với khách sạn mà bạn xây dựng, cái khiến giá đầu tư tăng hoặc tạo ra nhiều nguy cơ.
Một căn phòng trong một Hampton Inn có khá nhiều giá, dù bạn ở Marlborough, Massachusetts ($ 144 mỗi đêm), hoặc Branson, Missouri ($ 89 mỗi đêm), bạn sẽ đều được ở trong cùng một loại phòng, với những nội thất và tiện nghi giống hệt nhau. Điều này cũng tương tự với các khách sạn khác như Courtyard, Holiday Inn Express, và Fairfield. Sẽ có một số khác biệt trong giá dịch vụ  ở các nơi, nhưng cũng không quá nhiều (phần lớn sự chênh lệch là do tiền lương và các dịch vụ). Có thể bạn sẽ nhận được cùng những món ăn giống nhau trong bữa sáng miền phí nhưng lại mất thêm 55$ vào giá phòng mỗi đêm. Nhân lên sự chênh lệch này sẽ lên đến 15000 phòng mỗi năm? 825,000 $ thu nhập thêm, một số liệu thô nwhng phổ biến và đáng tin cậy, như vậy nếu khách sạn của bạn có giá trị khoảng 2.475.000 $, bạn chỉ cần đặt khách sạn của mình ở một thành phố này thay cho một thành phố khác, có thể bạn sẽ có thêm được 300.000$.
Một khi bạn đã chọn địa điểm để đặt khách sạn của mình, chúng ta hãy cùng nhìn vào một vấn đề khác trong cuộc nghiên cứu này. Hãy kiểm tra tỷ lệ thuê phòng của các khách sạn trong một tuần. Nếu tỷ lệ khách hàng một đêm tại các khách sạn chất lượng tốt cao hơn nhiều so với tỷ lệ khách hàng ở tại các khách sạn thường hơn (Hampton, Courtyard, Holiday Inn, vv); và tỷ lệ khách hàng ở trong một đêm và hai tuần không có sự chênh lệch quá nhiều, thì một sự đầu tư cho kiểu khách sạn căn hộ (All-suite hotel) là con đường phù hợp. (All – suite Hotel đòi hỏi đầu tư cao hơn, nhưng sẽ được hưởng chi phí biến đổi thấp hơn.)
Đó là luật cơ bản của kinh doanh – nếu bạn cung cấp cho mọi người những gì họ muốn, họ sẽ cung cấp cho bạn tiền. Vì vậy, dù chúng ta kinh doanh bất cứ thứ gì – khách sạn, thương hiệu, vv – Chúng ta sẽ cung cấp bất cứ thứ gì mà những nơi đó thiếu.
Bạn muốn có đầy đủ dịch vụ?
Bạn muốn phục vụ cả thực phẩm và đồ uống, lẫn hội họp và tiệc tùng? Bạn hãy nhớ cảnh báo của tôi về điều này: bạn đang chuẩn bị tung ra không phải chỉ là một công việc kinh doanh (chỉ khách sạn) mà là hai công việc kinh doanh (với cả nhà hàng), thậm chí có thể là ba công việc kinh doanh (nếu có một phòng giải trí), và nó sẽ trở nên khá phức tạp. Các cuộc họp và những bữa tiệc? Công việc thứ 4. Một Spa? Thêm một công việc nữa. Một resort? Những khả năng kinh doanh luôn là vô tận.
Nếu một, hai, hoặc thậm chí tất cả các công việc trên đưuọc giao cho bạn, nếu bạn có thể sắp xếp tất cả và giữ cho chúng hoạt động cùng lúc thì điều đó là tuyệt vời. Nhưng bạn có thể làm tốt những công việc phức tạp khi bạn có thể làm tốt những công việc đơn giản: bao gồm một tổ chức quản lý khách sạn.
Nguồn: Forbes

Quản lý hoạt động hàng ngày của khách sạn

Bạn là một quản lý khách sạn, bạn cần kiểm soát được toàn bộ hoạt động của khách sạn hàng ngày. Vậy những gì bạn cần phải kiểm soát?


1. Kiểm soát những hoạt động – Operational Controls

a) Kiểm tra phòng ốc – Room Inspection
Có nhiều phương pháp kiểm tra phòng khách. Kiểm tra phòng khách là rất cần thiết để đảm bảo phòng khách luôn sạch sẽ và duy trì mức độ đạt vệ sinh tiêu chuẩn. Kiểm tra phòng là công việc phải được là thường xuyên để ghi nhận chất lượng công việc cũng như động viên khuyến khích nhân viên luôn đạt thành tích cao.

b) Kiểm tra xung quanh, toàn bộ khách sạn – Property Inspections
Chất lượng tiện nghi của khách sạn luôn được đề cao, chương trình kiểm tra khách sạn là một yêu cầu cần được sắp đặt, bố trí đầy đủ. Kiểm tra khách sạn có thể thực hiện theo từng khu vực hay kiểm tra bao trì hằng tuần.

c) Kiểm soát kiểm kê – Inventory Control
Kiểm kê chủ yếu là để kiểm soát chi tiêu cho hoạt động phục vụ phòng.

2. Sử dụng nguồn nhân lực – Personnel Utilization

a) Dự đoán nhân sự hằng tuần
Nhiệm vụ quan trọng khá là hằng tuần phải dự đoán nguồn nhân lực cần thiết cho bộ phận, vì đây cũng chính là nguồn chi phí lớn nhất của toàn khách sạn.

b) Kiểm soát giờ giấc làm việc
Nhiệm vụ của quản lý là phải kiểm soát giờ giấc làm việc của nhân viên, nhân viên phải báo cáo số giờ làm việc của họ được yêu cầu cho mỗi ca làm việc.

c) Quản lý việc trả lương
Việc trả lương cho nhân viên là điều thiết yếu, cần quan tâm bởi người quản lý bộ phận. Người quản đốc phải bảo đảm giờ làm việc của nhân viên đúng với báo cáo và trả lương đúng với số giờ mà họ đã làm

3. Đánh giá thành tích – Performance Appraisal
Một công việc mà không bao giờ được sao lãng là đánh giá thành tích cho tất cả nhân viên trong bộ phận. Mỗi nhân viên có quyền được biết người quản lý mong đợi gì ở họ và muốn nhận được sự phản hồi để biết được họ làm tốt như thế nào.

4. Giao tiếp và huấn luyện – Communication and Training
Quản lý tốt yêu cầu phải hiểu tuyệt đối sự ủy thách một cách đúng đắn, và ủy thách như thế nào để mang lại cho nhân viên lòng tận tụy và có mối liên quan trong công việc của họ. Lòng tận tụy và sự liên quan là nguyên nhân của sự giao tế huấn luyện một cách thấu đáo.

5. Họp bộ phận – Derpartmental Meeting
Trong bộ phận nên có cuộc họp thường xuyên đó là điểu cơ bản, ít nhất là 1 lần một tháng. Nó mang lại sự quan tâm, chia sẻ những thông tin cần thiết và hữu ích cho nhân viên

Trada (tổng hợp)

Phương pháp quản lý những nhân viên trẻ tuổi phần 2

Trong phần 1 các bạn đã tìm hiểu 9 cách giúp bạn quản lý nhân viên trẻ tuổi một cách hiệu quả. Hôm nay, Quanlykhachsan.info xin chia sẻ 10 cách còn lại giúp bạn gia tăng kiến thức, kinh nghiệm nhằm thúc đấy những nhân viên trẻ tuổi để họ có thể phát huy tối đa năng lực phát triển công ty.


10. Tạo cơ hội để những nhân viên trẻ phát huy tinh thần start up trong doanh nghiệp

Thời gian vừa qua, xu hướng strat up đang được giới trẻ hướng tới mà ngày một phát triển, đặc biệt quan trọng khi những người trẻ muốn trở thành doanh nhân và tự tay gầy dựng của doanh nghiệp của riêng mình. Để giữ cho những nhân viên trẻ của bạn giữ được những ý tưởng tươi mới và tuyệt vời này, bạn có thể cho phép họ có cơ hội để phát huy tinh thần này trong công ty của bạn. Những dự án hay những cơ hội để họ có thể sáng tạo như tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc xây dựng một kịch bản đột phá. Việc này không những nhân viên trẻ của bạn có thêm nhiều kinh nghiệm mà bản thân công ty bạn cũng có thêm nhiều lợi ích.

11. Phân công người hướng dẫn phù hợp

Một người cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp nhân viên trẻ học hỏi những kinh nghiệm mà họ chưa có và giúp họ định hướng mục tiêu trong công việc. Có được một người hướng dẫn phù hợp, nhân viên cũng sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện để làm việc và phát triển. Người hướng dẫn này có thể là đồng nghiệp, trưởng nhóm hoặc sếp quản lý của nhân viên mới. Thông thường người hướng dẫn là đồng nghiệp hoặc cấp trên 1-2 cấp của nhân viên.

12. Chỉ rõ con đường sự nghiệp cho nhân viên trẻ

Những nhân viên trẻ luôn tập trung vào sự tiến bộ. Họ luôn muốn biết được con đường sự nghiệp của họ khi lựa chọn công việc này, tại công ty này. Nếu công ty của bạn không có một định hướng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng, sẽ rất khó để có thể giữ chân họ lâu trong công ty. Do đó, hãy chỉ rõ con đường sự nghiệp cho họ khi họ mới bước vào công ty. Bạn có thể lấy ví dụ về những nhân viên trước đó đã làm việc và phát triển như thế nào khi làm việc ở công ty này.

13. Giám sát khối lượng công việc

Những nhân viên trẻ thường không biết giới hạn công việc của họ là ở đâu và đang rất háp hức để được tham gia và các dự án mới, được phân công trách nhiệm cụ thể. Mặc dù vậy, họ cũng không cảm thấy ổn khi nhận nhiệm vụ mới vì bản thân thiếu kinh nghiệm làm việc. Những nhân viên trẻ cũng thường không có kỹ năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc, do đó bạn nên giám sát về khối lượng công việc của họ, nâng khối lượng công việc lên từ từ. Điều này giúp những nhân viên trẻ làm quen dần với công việc và giúp hoàn tất công việc một cách hiệu quả.

14. Nhấn mạnh tính chuyên nghiệp trong công việc

Khi học ở trường đại học, các nhân viên trẻ thường không được đào tạo về cách thức làm việc như thế nào để thể hiện tính chuyên nghiệp. Do đó, họ thường khá lúng túng khi bắt đầu làm việc ở công ty. Bạn nên rèn dũa họ ngay từ những việc nhỏ nhất. Điều này không những thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của công ty mà cũng giúp những nhân viên trẻ tự tin hơn trong công việc. Việc nhấn mạnh tính chuyên nghiệp khiến những nhân viên trẻ chỉnh chu hơn trong quá trình làm việc và thúc đẩy quá trình phát triển của họ nhanh hơn.

15. Lựa chọn phù hợp và giám sát những sự kiện của công ty

Những buổi tụ tập, gặp gỡ sau giờ làm việc và những sự kiện xã hội là cách để thu hút và gắn kết giữa các nhân viên, đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo những khoảng thời gian gặp gỡ này phù hợp, nên hạn chế rượu, bia, không uống quá đà; lựa chọn địa điểm để phù hợp cho mọi ngườ, thiết lập các quy tắc nền và kiểm soát hành vi khi ở những sự kiện trên. Quản lý những nhân viên trẻ tuổi đôi khi cần đến sự nghiêm khắc và có kiểm soát, do đó bạn nên lưu ý những điều trên.

16. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa bạn bè và đồng nghiệp

Điều này không có nghĩa rằng tình bạn ở nơi làm việc là tệ hại (trong thực tế, tình bạn nơi công sở mang nghĩa rất tích cực), nhưng những người trẻ thường có xu hướng xem đồng nghiệp của họ là những người bạn  hơn là người cùng làm việc. Nhưng mối quan hệ này mang tính cá nhân nhiều hơn và có thể không thích hợp trong môi trường làm việc của công ty bạn. Thêm vào đó, khi bạn bè bắt đầu thăng thức và quản lý người khác, mối quan hệ bạn bè sẽ trở nên có vấn đề và  không tạo được sự hài hòa trong công việc chung của đội nhóm.

17. Giải thích các chính sách quan trọng của công ty

Có những điều được chấp nhận tại trường đại học nhưng không được chấp nhận ở nơi làm việc, và một số người trẻ quên mất sự khác biệt đó. Do đó, bạn nên dành thời gian để trau dồi cho nhân viên những chính sách quan trọng và cơ bản của công ty như cách ăn mặc, có mặt đúng giờ, , quy định về sử dụng Internet hay các mạng xã hội trong thời gian làm, đặc biệt là những hành động không được chấp nhận trong nơi làm việc và hậu quả của của những hành vi này. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của nhân viên, bạn cũng có thể tổ chức những buổi họp nhỏ để bổ sung kiến thức cho họ về những trường hợp cụ thể hay những việc khác có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

18. Cung cấp các kiến thức về lợi ích

Các nhân viên trẻ thường thiết những kiến thức về lợi ích của họ, ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép, hỗ trợ tài chính,... Hãy dành thời gian để bổ sung những kiến thức về lợi ích cho nhân viên của mình và có thể hỗ trợ họ thêm nếu họ mong muốn có sự trợ giúp về tài chính để trả những khoản vay, mua nhà, hoặc những lý do phù hợp khác mà công ty bạn có thể hỗ trợ.

19. Trở thành một tấm gương

Đối với người trẻ, sếp hay cấp trên của họ là những người họ chú ý quan sát nhiều nhất. Họ có thể xem bạn như một hình mẫu để hướng tới, do đó họ sẽ luôn chú ý tới những cử chỉ, lời nói, hành động, cách làm việc của bạn và học hỏi nó từng ngày. Đặc biệt trong khoảng thời gian đầu tiên, họ sẽ quan sát những chuẩn mực về hành vị trong nơi làm việc và sẽ giữa lại những hành động tích cực mà họ đã quan sát được trong quá trình đó. Hãy sử dụng khoảng thời gian đầu tiên này để định hình cho những nhân viên trẻ những khuôn mẫu tích cực và chính bản thân bạn cũng nên trở thành một tấm gương để nhân viên của mình học hỏi và hướng tới.

Với những phương thức cụ thể như trên sẽ giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi của mình tốt hơn và giúp họ có nhiều thành công hơn trong công việc. Điều này không những giúp những nhân viên trẻ mà quan trọng nhất là bạn đã có được một đội ngũ làm việc hăng say, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Quanlykhachsan.info chúc bạn thành công với những bí quyết này.

Nguồn: Careerlink

Phương pháp quản lý những nhân viên trẻ tuổi phần 1

Sau 4 năm ngồi ghế giảng đường những sinh viên ấp ủ bao hi vọng, nhiệt huyết, họ trở thành nguồn nhân lực trẻ đầy tiềm năng. Các doanh nghiệp tuyển dụng họ vì điều đó, tuy nhiên để quản lý được họ doanh nghiệp cần có một chiến lược mềm dẻo. Quanlydieuhanhkhachsan.blogspot.com giới thiệu 19 cách giúp bạn có thể quản lý tốt những nhân viên trẻ tuổi.



1. Giúp họ làm quen với công việc

Việc chuyển từ cuộc sống của sinh viên đại học sang  cuộc sống của một nhân viên trong công ty có thể nói là một thời khắc quan trọng. Ở đó, những nhân viên trẻ của bạn sẽ có nhiều lo lắng, đôi khi lầm lẫn, nhưng cũng rất hứng thú và nhiều điều để khám phá. Mỗi nhân viên sẽ trải qua giai đoạn này khác nhau nhưng chung quy đều cần có sự hỗ trợ từ công ty của bạn, đặc biệt là từ đồng nghiệp và quản lý trực tiếp. Do đó hãy duy nghĩ về cách mà bạn có thể hỗ trợ nhân viên trong thời gian đầu khi họ mới làm việc. Điều này thực sự sẽ khiến họ rất cảm kích.

2. Có cách quản lý phù hợp với nhân viên trẻ

Nhân viên trẻ cần được quản lý đúng theo nguyện vọng của họ để có thể giúp họ được hướng dẫn, phát triển, được tư vấn và có thời gian tương tác với đồng nghiệp. Họ cũng cần một người quản lý có khả năng giao tiếp tốt, không ngại cung cấp thông tin phải hồi thường xuyên, và trân trọng ý tưởng và đề xuất của nhân viên. Các nhà quản lý truyền thống hoặc chưa qua đào tạo có thể không phù hợp cho việc hướng dẫn cho nhân viên trẻ.

3. Có chương trình đào tạo tốt cho nhân viên mới

Thông thường, các nhân viên trẻ ở các công ty có rất ít cơ hội để được huấn luyện bài bản, trong khi họ rất cần có những đợt tập huấn chi tiết và dài hơi để có thể bắt đầu công việc tốt nhất. Họ có thể không biết làm thế nào để điều khiển một cuộc họp, lên lịch gặp gỡ, tạo mối quan hệ, quản lý một dự án hay viết một email công việc thông thường. Hãy sử dụng khoảng thời gian đầu tiên khi họ mới bước chân vào công ty để huấn luyện kỹ càng cho họ để đảm bảo họ có thể hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình, hiểu về công ty và sản phẩm/dịch vụ của công ty và cảm thấy thoải mái với quy trình làm việc của công ty bạn.

4. Bổ sung kinh nghiệm cho nhân viên

Kinh nghiệm công việc có nhiều loại và cũng rất đa dạng. Nhân viên nào cũng cần phải được trải nghiệm để thực sự làm việc. Một vài quản lý ngại cho các nhân viên trẻ làm việc trong những dự án nhiều thử thách vì sợ họ thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng với sức trẻ và sự sáng tạo của mình, những nhân viên đó có thể giúp dự án đó có nhiều đột phá và hoàn tất nhanh chóng. Với lượng công việc được giao và sự giám sát phù hợp, bạn sẽ có thể giúp nhân viên của mình có thêm cọ sát với công việc mà vẫn đảm bảo mức độ rủi ro thấp nhất.

5. Đầu tư kỹ năng và kinh nghiệm hợp lý

Bạn có thể ưu tiên dành suất học phát triển kỹ năng cho những nhân viên trẻ tuổi của mình khi công ty có đợt học tập.  Các công ty nên đầu tiên và những nhân viên trẻ trong sự nghiệp của họ để có thể có được dàn nhân viên tốt nhất trong tương lai. Hãy để họ bồi đắp những kỹ năng của mình ngay lập tức, phác thảo kế hoạch phát triển trong tương lai và tập trung cao độ vào việc huấn luyện và phát triển họ trong những năm đầu tiên. Một khi đã có được nền tảng đúng đắn, các nhân viên trẻ sẽ có thể đóng góp ở mức độ cao hơn khi làm việc tại công ty lâu dài và phát triển bền vững trong con đường sự nghiệp của họ.

6. Dành sự chú ý cho họ

Các nhân viên trẻ biết rằng họ cần phải học hỏi nhiều từ người khác mà cũng rất mong đợi sẽ nhận được sự chú ý của sếp trong thời gian họ làm việc. Họ không nhất thiết đòi hỏi sự tự chủ, đặc biệt là khi họ chưa có đầy đủ các kinh nghiệm và kỹ năng để thực hiện công việc của mình. Một khi đã có kỹ năng, sự tự chủ sẽ giúp họ trở nên có giá trị hơn. Họ cũng rất mong đợi sẽ nhận nhìn nhận và muốn sếp sẽ lắng nghe và ghi nhận thành quả mà họ đạt được.

7. Cung cấp thông tin phản hồi liên tục

Đánh giá hiệu quả công việc thông qua đánh giá hàng năm là không đủ đối với những nhân viên trẻ. Họ thích và cần sự phản hồi liên tục của bạn cho sự định hướng nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong công việc. Họ cũng cần đánh giá xác nhận của họ khi họ đã có sự tiến bộ trong quá trình làm việc. Thông thường, các nhà quản lý nên gặp gỡ nhân viên của mình để thể hiện những điều này. Có thể không cần thông qua một cuộc họp mà có thể chỉ cần qua email hay một cuộc gặp ngắn.

8. Giao nhiệm vụ công việc đa dạng

Các nhân viên trẻ thường có khoảng chú ý ngắn hạn. Họ phát huy được tối đa khả năng khi có sự đa dạng trong công việc. Bạn nên giao các dự án ngắn hạn và các nhiệm vụ nhanh chóng cho họ, hay các dự án dài hơi hơn nhưng được chia nhỏ thành các công việc nhỏ hơn hoặc các giai đoạn khác nhau để đảm bảo họ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

9. Giúp họ phát huy thế mạnh cá nhân

Họ có thể không phải là nhân viên hoàn hảo nhất của bạn trong những ngày đầu tiên. Tất nhiên họ sẽ mắc lỗi và bạn sẽ thấy ảnh hưởng của việc thiếu kinh nghiệm của họ qua thời gian, nhưng những người trẻ này có năng lượng, kiến thức, sẵn sàng học hỏi, có tiềm năng phát triển và sức sáng tạo cao – đó là những điều có giá trị mà công ty bạn mong muốn. Hãy để họ phát huy những thế mạnh sẵn có của bản thân để góp sức cho doanh nghiệp của bạn. Qua thời gian, với sự hướng dẫn phù hợp và sự phát triển được tích lũy dần dần, bạn sẽ có được những nhân viên năng nổ và hoàn hảo nhất.

(còn tiếp) 

Nguồn: Careerlink

Nghệ thuật lãnh đạo

Dùng pháp trị hay nhân trị đều không phải biện pháp tốt của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết kết hợp. Nếu dùng quyền lực bẻ gập ý chí, nghiền nát ý tưởng của người khác hay nhu mì xuối theo ý kiến không đúng của nhân viên đều sẽ dẫn đến thất bại.

Là người quản lý điều hành giỏi là phải biết làm phát sinh ở nhân viên lòng ham muốn công tác một cách tự nguyện. 

1. Không bao giờ được xem các nhân viên như một bộ máy thi hành các mệnh lệnh, chỉ thị mà xem họ là một con người có với trí tuệ và sự sáng tạo. Người lãnh đạo và quản lý kêu gọi họ để cộng tác, chứ không phải ép buộc hay ra lệnh một chiều. 

2. Người lãnh đạo và quản lý chỉ nên đưa ra các quyết định căn cứ trên một trật tự tổng quát mà họ đã nghĩ ra. 

3. Nếu xem lãnh đạo là một chức vị của uy quyền thì thước đo thực tại của người lãnh đạo chính là tài năng thu phục người khác, làm người ta tuân phục theo mình. 

4. Người lãnh đạo và quản lý không phải năn nỉ người khác tuân lời. 

5. Kinh nghiệm thực tế cho thấy là cấp dưới sẽ thực hiện ý đồ của người lãnh đạo giỏi hơn, khi họ hiểu được mục đích và tầm cỡ của ý đồ đó trở thành của họ và người lãnh đạo đã xác định nơi họ ước muốn thực hiện nó. 

6. Mọi mệnh lệnh ban ra đều ràng buộc trách nhiệm của người ra lệnh. Do đó, một người lãnh đạo xứng đáng phải có sức mạnh cá tính cần thiết để gánh vác được trách nhiệm ấy. 

7. Người lãnh đạo và quản lý chân chính thường cố gắng hết sức để động viên tinh thần, ý chí cho nhân viên cùng lúc với vật chất. 

8. Trên thực tế, trong quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, nhiều khi những người cấp dưới làm việc với sự nhiệt thành tận tuỵ vì lòng tự hào và nhân phẩm. Chính vì vậy, hãy tôn trọng cấp dưới của bạn, ngay cả khi họ đưa ra những ý tưởng viển vông và táo bạo nhất. 

Việc bạn tôn trọng nhân viên không phải là sự yếu đuối. Có người nói rằng, nếu bạn chỉ nói được với những người đang đào hố dưới cơn mưa rằng: “Đào hố đi rồi ta cho ăn cơm”, thì bạn đã biến họ thành những cỗ máy và cảm xúc khốn khổ của họ sẽ chỉ khiến họ vùng dậy chống lại bạn mà thôi. 

Nghệ thuật lãnh đạo không phải là suy nghĩ và quyết định thay cho cấp dưới, mà phải để cho họ quyết định những gì thuộc thẩm quyền của họ.