Phương pháp quản lý những nhân viên trẻ tuổi phần 2

Trong phần 1 các bạn đã tìm hiểu 9 cách giúp bạn quản lý nhân viên trẻ tuổi một cách hiệu quả. Hôm nay, Quanlykhachsan.info xin chia sẻ 10 cách còn lại giúp bạn gia tăng kiến thức, kinh nghiệm nhằm thúc đấy những nhân viên trẻ tuổi để họ có thể phát huy tối đa năng lực phát triển công ty.


10. Tạo cơ hội để những nhân viên trẻ phát huy tinh thần start up trong doanh nghiệp

Thời gian vừa qua, xu hướng strat up đang được giới trẻ hướng tới mà ngày một phát triển, đặc biệt quan trọng khi những người trẻ muốn trở thành doanh nhân và tự tay gầy dựng của doanh nghiệp của riêng mình. Để giữ cho những nhân viên trẻ của bạn giữ được những ý tưởng tươi mới và tuyệt vời này, bạn có thể cho phép họ có cơ hội để phát huy tinh thần này trong công ty của bạn. Những dự án hay những cơ hội để họ có thể sáng tạo như tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc xây dựng một kịch bản đột phá. Việc này không những nhân viên trẻ của bạn có thêm nhiều kinh nghiệm mà bản thân công ty bạn cũng có thêm nhiều lợi ích.

11. Phân công người hướng dẫn phù hợp

Một người cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp nhân viên trẻ học hỏi những kinh nghiệm mà họ chưa có và giúp họ định hướng mục tiêu trong công việc. Có được một người hướng dẫn phù hợp, nhân viên cũng sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện để làm việc và phát triển. Người hướng dẫn này có thể là đồng nghiệp, trưởng nhóm hoặc sếp quản lý của nhân viên mới. Thông thường người hướng dẫn là đồng nghiệp hoặc cấp trên 1-2 cấp của nhân viên.

12. Chỉ rõ con đường sự nghiệp cho nhân viên trẻ

Những nhân viên trẻ luôn tập trung vào sự tiến bộ. Họ luôn muốn biết được con đường sự nghiệp của họ khi lựa chọn công việc này, tại công ty này. Nếu công ty của bạn không có một định hướng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng, sẽ rất khó để có thể giữ chân họ lâu trong công ty. Do đó, hãy chỉ rõ con đường sự nghiệp cho họ khi họ mới bước vào công ty. Bạn có thể lấy ví dụ về những nhân viên trước đó đã làm việc và phát triển như thế nào khi làm việc ở công ty này.

13. Giám sát khối lượng công việc

Những nhân viên trẻ thường không biết giới hạn công việc của họ là ở đâu và đang rất háp hức để được tham gia và các dự án mới, được phân công trách nhiệm cụ thể. Mặc dù vậy, họ cũng không cảm thấy ổn khi nhận nhiệm vụ mới vì bản thân thiếu kinh nghiệm làm việc. Những nhân viên trẻ cũng thường không có kỹ năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc, do đó bạn nên giám sát về khối lượng công việc của họ, nâng khối lượng công việc lên từ từ. Điều này giúp những nhân viên trẻ làm quen dần với công việc và giúp hoàn tất công việc một cách hiệu quả.

14. Nhấn mạnh tính chuyên nghiệp trong công việc

Khi học ở trường đại học, các nhân viên trẻ thường không được đào tạo về cách thức làm việc như thế nào để thể hiện tính chuyên nghiệp. Do đó, họ thường khá lúng túng khi bắt đầu làm việc ở công ty. Bạn nên rèn dũa họ ngay từ những việc nhỏ nhất. Điều này không những thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của công ty mà cũng giúp những nhân viên trẻ tự tin hơn trong công việc. Việc nhấn mạnh tính chuyên nghiệp khiến những nhân viên trẻ chỉnh chu hơn trong quá trình làm việc và thúc đẩy quá trình phát triển của họ nhanh hơn.

15. Lựa chọn phù hợp và giám sát những sự kiện của công ty

Những buổi tụ tập, gặp gỡ sau giờ làm việc và những sự kiện xã hội là cách để thu hút và gắn kết giữa các nhân viên, đặc biệt là người trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo những khoảng thời gian gặp gỡ này phù hợp, nên hạn chế rượu, bia, không uống quá đà; lựa chọn địa điểm để phù hợp cho mọi ngườ, thiết lập các quy tắc nền và kiểm soát hành vi khi ở những sự kiện trên. Quản lý những nhân viên trẻ tuổi đôi khi cần đến sự nghiêm khắc và có kiểm soát, do đó bạn nên lưu ý những điều trên.

16. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa bạn bè và đồng nghiệp

Điều này không có nghĩa rằng tình bạn ở nơi làm việc là tệ hại (trong thực tế, tình bạn nơi công sở mang nghĩa rất tích cực), nhưng những người trẻ thường có xu hướng xem đồng nghiệp của họ là những người bạn  hơn là người cùng làm việc. Nhưng mối quan hệ này mang tính cá nhân nhiều hơn và có thể không thích hợp trong môi trường làm việc của công ty bạn. Thêm vào đó, khi bạn bè bắt đầu thăng thức và quản lý người khác, mối quan hệ bạn bè sẽ trở nên có vấn đề và  không tạo được sự hài hòa trong công việc chung của đội nhóm.

17. Giải thích các chính sách quan trọng của công ty

Có những điều được chấp nhận tại trường đại học nhưng không được chấp nhận ở nơi làm việc, và một số người trẻ quên mất sự khác biệt đó. Do đó, bạn nên dành thời gian để trau dồi cho nhân viên những chính sách quan trọng và cơ bản của công ty như cách ăn mặc, có mặt đúng giờ, , quy định về sử dụng Internet hay các mạng xã hội trong thời gian làm, đặc biệt là những hành động không được chấp nhận trong nơi làm việc và hậu quả của của những hành vi này. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của nhân viên, bạn cũng có thể tổ chức những buổi họp nhỏ để bổ sung kiến thức cho họ về những trường hợp cụ thể hay những việc khác có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

18. Cung cấp các kiến thức về lợi ích

Các nhân viên trẻ thường thiết những kiến thức về lợi ích của họ, ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép, hỗ trợ tài chính,... Hãy dành thời gian để bổ sung những kiến thức về lợi ích cho nhân viên của mình và có thể hỗ trợ họ thêm nếu họ mong muốn có sự trợ giúp về tài chính để trả những khoản vay, mua nhà, hoặc những lý do phù hợp khác mà công ty bạn có thể hỗ trợ.

19. Trở thành một tấm gương

Đối với người trẻ, sếp hay cấp trên của họ là những người họ chú ý quan sát nhiều nhất. Họ có thể xem bạn như một hình mẫu để hướng tới, do đó họ sẽ luôn chú ý tới những cử chỉ, lời nói, hành động, cách làm việc của bạn và học hỏi nó từng ngày. Đặc biệt trong khoảng thời gian đầu tiên, họ sẽ quan sát những chuẩn mực về hành vị trong nơi làm việc và sẽ giữa lại những hành động tích cực mà họ đã quan sát được trong quá trình đó. Hãy sử dụng khoảng thời gian đầu tiên này để định hình cho những nhân viên trẻ những khuôn mẫu tích cực và chính bản thân bạn cũng nên trở thành một tấm gương để nhân viên của mình học hỏi và hướng tới.

Với những phương thức cụ thể như trên sẽ giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi của mình tốt hơn và giúp họ có nhiều thành công hơn trong công việc. Điều này không những giúp những nhân viên trẻ mà quan trọng nhất là bạn đã có được một đội ngũ làm việc hăng say, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Quanlykhachsan.info chúc bạn thành công với những bí quyết này.

Nguồn: Careerlink

Share this

Bài viết liên quan

Previous
Next Post »