Phương pháp quản lý những nhân viên trẻ tuổi phần 1

Sau 4 năm ngồi ghế giảng đường những sinh viên ấp ủ bao hi vọng, nhiệt huyết, họ trở thành nguồn nhân lực trẻ đầy tiềm năng. Các doanh nghiệp tuyển dụng họ vì điều đó, tuy nhiên để quản lý được họ doanh nghiệp cần có một chiến lược mềm dẻo. Quanlydieuhanhkhachsan.blogspot.com giới thiệu 19 cách giúp bạn có thể quản lý tốt những nhân viên trẻ tuổi.



1. Giúp họ làm quen với công việc

Việc chuyển từ cuộc sống của sinh viên đại học sang  cuộc sống của một nhân viên trong công ty có thể nói là một thời khắc quan trọng. Ở đó, những nhân viên trẻ của bạn sẽ có nhiều lo lắng, đôi khi lầm lẫn, nhưng cũng rất hứng thú và nhiều điều để khám phá. Mỗi nhân viên sẽ trải qua giai đoạn này khác nhau nhưng chung quy đều cần có sự hỗ trợ từ công ty của bạn, đặc biệt là từ đồng nghiệp và quản lý trực tiếp. Do đó hãy duy nghĩ về cách mà bạn có thể hỗ trợ nhân viên trong thời gian đầu khi họ mới làm việc. Điều này thực sự sẽ khiến họ rất cảm kích.

2. Có cách quản lý phù hợp với nhân viên trẻ

Nhân viên trẻ cần được quản lý đúng theo nguyện vọng của họ để có thể giúp họ được hướng dẫn, phát triển, được tư vấn và có thời gian tương tác với đồng nghiệp. Họ cũng cần một người quản lý có khả năng giao tiếp tốt, không ngại cung cấp thông tin phải hồi thường xuyên, và trân trọng ý tưởng và đề xuất của nhân viên. Các nhà quản lý truyền thống hoặc chưa qua đào tạo có thể không phù hợp cho việc hướng dẫn cho nhân viên trẻ.

3. Có chương trình đào tạo tốt cho nhân viên mới

Thông thường, các nhân viên trẻ ở các công ty có rất ít cơ hội để được huấn luyện bài bản, trong khi họ rất cần có những đợt tập huấn chi tiết và dài hơi để có thể bắt đầu công việc tốt nhất. Họ có thể không biết làm thế nào để điều khiển một cuộc họp, lên lịch gặp gỡ, tạo mối quan hệ, quản lý một dự án hay viết một email công việc thông thường. Hãy sử dụng khoảng thời gian đầu tiên khi họ mới bước chân vào công ty để huấn luyện kỹ càng cho họ để đảm bảo họ có thể hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình, hiểu về công ty và sản phẩm/dịch vụ của công ty và cảm thấy thoải mái với quy trình làm việc của công ty bạn.

4. Bổ sung kinh nghiệm cho nhân viên

Kinh nghiệm công việc có nhiều loại và cũng rất đa dạng. Nhân viên nào cũng cần phải được trải nghiệm để thực sự làm việc. Một vài quản lý ngại cho các nhân viên trẻ làm việc trong những dự án nhiều thử thách vì sợ họ thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng với sức trẻ và sự sáng tạo của mình, những nhân viên đó có thể giúp dự án đó có nhiều đột phá và hoàn tất nhanh chóng. Với lượng công việc được giao và sự giám sát phù hợp, bạn sẽ có thể giúp nhân viên của mình có thêm cọ sát với công việc mà vẫn đảm bảo mức độ rủi ro thấp nhất.

5. Đầu tư kỹ năng và kinh nghiệm hợp lý

Bạn có thể ưu tiên dành suất học phát triển kỹ năng cho những nhân viên trẻ tuổi của mình khi công ty có đợt học tập.  Các công ty nên đầu tiên và những nhân viên trẻ trong sự nghiệp của họ để có thể có được dàn nhân viên tốt nhất trong tương lai. Hãy để họ bồi đắp những kỹ năng của mình ngay lập tức, phác thảo kế hoạch phát triển trong tương lai và tập trung cao độ vào việc huấn luyện và phát triển họ trong những năm đầu tiên. Một khi đã có được nền tảng đúng đắn, các nhân viên trẻ sẽ có thể đóng góp ở mức độ cao hơn khi làm việc tại công ty lâu dài và phát triển bền vững trong con đường sự nghiệp của họ.

6. Dành sự chú ý cho họ

Các nhân viên trẻ biết rằng họ cần phải học hỏi nhiều từ người khác mà cũng rất mong đợi sẽ nhận được sự chú ý của sếp trong thời gian họ làm việc. Họ không nhất thiết đòi hỏi sự tự chủ, đặc biệt là khi họ chưa có đầy đủ các kinh nghiệm và kỹ năng để thực hiện công việc của mình. Một khi đã có kỹ năng, sự tự chủ sẽ giúp họ trở nên có giá trị hơn. Họ cũng rất mong đợi sẽ nhận nhìn nhận và muốn sếp sẽ lắng nghe và ghi nhận thành quả mà họ đạt được.

7. Cung cấp thông tin phản hồi liên tục

Đánh giá hiệu quả công việc thông qua đánh giá hàng năm là không đủ đối với những nhân viên trẻ. Họ thích và cần sự phản hồi liên tục của bạn cho sự định hướng nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong công việc. Họ cũng cần đánh giá xác nhận của họ khi họ đã có sự tiến bộ trong quá trình làm việc. Thông thường, các nhà quản lý nên gặp gỡ nhân viên của mình để thể hiện những điều này. Có thể không cần thông qua một cuộc họp mà có thể chỉ cần qua email hay một cuộc gặp ngắn.

8. Giao nhiệm vụ công việc đa dạng

Các nhân viên trẻ thường có khoảng chú ý ngắn hạn. Họ phát huy được tối đa khả năng khi có sự đa dạng trong công việc. Bạn nên giao các dự án ngắn hạn và các nhiệm vụ nhanh chóng cho họ, hay các dự án dài hơi hơn nhưng được chia nhỏ thành các công việc nhỏ hơn hoặc các giai đoạn khác nhau để đảm bảo họ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

9. Giúp họ phát huy thế mạnh cá nhân

Họ có thể không phải là nhân viên hoàn hảo nhất của bạn trong những ngày đầu tiên. Tất nhiên họ sẽ mắc lỗi và bạn sẽ thấy ảnh hưởng của việc thiếu kinh nghiệm của họ qua thời gian, nhưng những người trẻ này có năng lượng, kiến thức, sẵn sàng học hỏi, có tiềm năng phát triển và sức sáng tạo cao – đó là những điều có giá trị mà công ty bạn mong muốn. Hãy để họ phát huy những thế mạnh sẵn có của bản thân để góp sức cho doanh nghiệp của bạn. Qua thời gian, với sự hướng dẫn phù hợp và sự phát triển được tích lũy dần dần, bạn sẽ có được những nhân viên năng nổ và hoàn hảo nhất.

(còn tiếp) 

Nguồn: Careerlink

Share this

Bài viết liên quan

Previous
Next Post »